Top 10 các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam tiêu biểu

Khi nhắc đến những khu vực có thị trường điện đang phát triển nổi trội, sôi động thì không thể bỏ qua Việt Nam. So với các nước láng giềng, nước ta đã đạt được đến 99% điện khí hóa với chi phí khá thấp. Theo dự kiến, nhu cầu điện tại Việt Nam sẽ tăng lên 8% hằng năm đến năm 2025, vì thế nên, chính phủ đang tập trung nguồn lực vào việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo để giải quyết nhu cầu này. Sau đây là các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam nổi trội nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo qua. 

Top 10 các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam tiêu biểu

Để lọt vào top 10 các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam thì dự án cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về kỹ thuật, môi trường, hiệu quả kinh tế, chính sách và đặc biệt nhất là việc đánh giá thông qua dư luận xã hội cùng các cơ quan truyền thông để có thể mang đến những dự án toàn diện nhất. 

Theo đó, hiện nay top 10 các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam gồm có:

  • Tổ hợp năng lượng điện điện mặt trời và điện gió lớn Trung Nam của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nam
  • Nhà máy điện gió V1-2 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam
  • Nhà máy điện mặt trời Sao Mai Solar thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai
  • Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội của Công ty Cổ phần TTP Phú Yên
  • Nhà máy điện mặt trời Bim 2, Bim 3 của Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Bim,….
Top 10 dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu tại Việt Nam
Top 10 dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu tại Việt Nam

Cung và cầu của các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Hiện nay, nguồn cung và cầu của các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

  • Nguồn cung

Nguồn cung của nước ta rất đa dạng, chúng đến từ những nguyên liệu quen thuộc như than, đá, khí tự nhiên, thủy điện cùng năng lượng tái tạo. Tính đến 11/2018, tổng công suất lắp đặt đã đạt mức 47.750MW.

Nguồn điện chính hiện nay là thuỷ điện và nhiệt điện
Nguồn điện chính hiện nay là thuỷ điện và nhiệt điện

Dẫn đầu trong số các nguồn phát điện hiện nay chính là thủy điện và nhiệt điện tháng. Sau đó là đến khí và năng lượng tái tạo. Bảng xếp hạng này được đến từ Báo cáo thường niên Điện lực Việt Nam vào năm 2018.

  • Nhu cầu

Theo dự đoán, với tốc độ tăng trưởng của công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế như hiện nay thì trong tương lai (cụ thể là giai đoạn từ 2021 – 2023) nhu cầu sử dụng năng lượng sẽ tăng trên 8% mỗi năm. Vào năm 2020 đạt 265 – 278 TWh và sẽ tăng đến 572 – 632 TWh vào năm 2030.

Có thể nhận thấy rằng, nhu cầu đang ngày càng gia tăng mỗi ngày, Việt Nam ta sẽ đến 60.000MW điện vào năm 2020, 96.500MW vào năm 2025 và có thể đạt ngưỡng 129.500MW vào năm 2030. Để có thể đáp ứng được những con số này thì nước ta phải tăng công suất lắp đặt thêm từ 6.000 – 7.000MW vào mỗi năm và chi gần 148 tỷ USD khi bước vào năm 2030.

Nhu cầu sử dụng điện đang tăng qua mỗi năm
Nhu cầu sử dụng điện đang tăng qua mỗi năm

Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, vào năm 2030 sẽ cần khoảng ngân quỹ tầm 23,7 tỷ USD. Ngoài ra, để sử dụng năng lượng hiệu quả thì cần phải chi thêm từ 1,5 – 3,6 tỷ USD cùng kỳ. Các con số này được đưa ra trong bảng báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.

Hiện trạng và tiềm năng của các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Thủy điện đang giữ thị phần nhiều nhất trong các nguồn năng lượng tái tạo. Tiếp đến sẽ là gió và sinh khối. Năng lượng mặt trời, khí sinh học và năng lượng từ rác thải đang có bước phát triển tương đối chậm còn năng lượng địa nhiệt và năng lượng thủy triều thì mới chỉ đang ở bước đầu phát triển.

Hiện nay, chính phủ đã đạt mục tiêu gia tăng sản lượng điện sản xuất của các nguồn năng lượng tái tạo từ mức 101 tỷ kWh của năm 2020 lên đến 186 tỷ kWh vào năm 2030. Điều này tức nghĩa rằng, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tại nước ta là vô cùng lớn và tạo nên dư địa phát triển dồi dào. Thức đẩy sự bùng nổ cho các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

  • Năng lượng mặt trời

Một số nhà đầu tư lớn tại Việt Nam đang trong quá trình phê duyệt xây dựng hoặc hoàn thiện. Những nhà đầu tư này gồm có German ASAN Power, ACWA Power,B.Grimm Power Public Co Ltd, InfraCo Asia Development, Trina Solar, Gulf Energy Development, Schletter Group, Shapoorji Pallonji Infrastructure Capital,… Hiện tại, nước ta không có giới hạn những nhà đầu tư nước ngoài trong ngành nên các dự án PPP thường được ưu tiên phát triển dựa trên hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Hình thức này được Chính phủ bảo lãnh và khuyến khích thực hiện.

Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời
  • Năng lượng gió

Nguồn năng lượng gió thu hút những nhà tư lớn bao gồm những cái tên nổi bật như GE Renewable Energy, Siemens Games, Mainstream Renewable Power, Doosan Heavy, Egeres Enerji,..

Năng lượng gió 
Năng lượng gió

Hội chợ triển lãm ENTECH 2022

Nếu như bạn đã dành sự quan tâm cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam thì chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với Hội chợ triển lãm ENTECH 2022. Vì sao các doanh nghiệp lại luôn ưu tiên lựa chọn Hội chợ triển lãm này được thực hiện bởi ENTECH Việt Nam?

  • Đây là hội chợ triển lãm về năng lượng và môi trường lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam.
  • Thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
  • Hội chợ giúp thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp Hàn Quốc và các quốc gia trong cùng khu vực.
  • Những doanh nghiệp khi đăng ký gian hàng tại ENTECH 2022 với thời gian nhanh nhất được hỗ trợ chi phí gian hàng đến 50%
Hội chợ triển lãm ENTECH 2022
Hội chợ triển lãm ENTECH 2022

Qua những thông tin vừa chia sẻ hi vọng quý bạn đọc đã hiểu thêm về các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Hotline Zalo Đăng ký
0983.109.909
Zalo
Đăng ký